Bơ là một thành phần không thể thiếu trong các công thức làm bánh. Để tạo được một mẻ bánh thơm ngon đòi hỏi người thợ phải chọn đúng loại nguyên liệu phù hợp, và bơ là một trong số đó. Cùng tìm hiểu và phân loại bơ trong bài viết dưới đây để chọn đúng bơ để làm món bánh bạn muốn nhé!
1. Phân loại bơ theo thành phần
Xét về thành phần, bơ được chia làm 3 loại: Bơ động vật, Bơ thực vật và Shortening.
Bơ động vật
Bơ động vật là loại bơ có nguồn gốc tự nhiên, được tách từ sữa động vật (chủ yếu là sữa bò), hàm lượng chất béo cao khoảng 80%. Do đó, bơ động vật có vị béo ngậy, mùi thơm hấp dẫn, có hàm lượng chất béo và cholesterol cao. Ngoài ra trong bơ còn có thành phần khác như vitamin A, vitamin D, vitamin E.
Bơ động vật thường được dùng trong các công thức làm bánh vì nó ngon hơn, tốt hơn bơ thực vật. Loại bơ này thường được dùng để làm các loại bánh như: pastries ngọt, cakes, su kem, bánh quy bơ,… Người ta cũng dùng bơ động vật để phết lên bánh mì.
Bạn cần lưu ý, khi sử dụng nhiều bơ động vật, bạn dễ bị tăng hàm lượng cholesterol, không tốt cho tim mạch và dễ gây tăng cân.
Bơ thực vật
Bơ thực vật là loại bơ được sản xuất trong phòng thí nghiệm, chiết xuất từ các loại hạt có chứa dầu như hướng dương, đậu nành, ngũ cốc,...
Bơ thực vật thường được sử dụng trong nấu ăn và chiên xào. Với hàm lượng chất béo thấp khoảng 20%, các chuyên gia y tế cho rằng những chất béo không bão hòa này làm giảm cholesterol xấu trong cơ thể, làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh khác, vì vậy, loại bơ này rất phù hợp với người có nhu cầu ăn kiêng. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng bơ thực vật trong các công thức làm bánh vì nó không có hàm lượng chất béo và hương vị không đậm đà bằng các loại bơ động vật. Nhưng nếu công thức đó đặc biệt yêu cầu thì hoàn toàn có thể dùng bơ thực vật như bơ động vật.
Shortening
Shortening (còn được gọi là mỡ trừu) là một loại chất béo thực vật 100% có màu trắng đục. Nó được chế biến từ mỡ động vật theo công nghệ dây chuyền hiện đại tại Việt Nam.
Khi làm vỏ tart, bột ngàn lớp hay shortbread, mỡ trừu được dùng để làm đứng và vững cấu trúc bánh, ngoài ra sản phẩm này còn được sử dụng trong quá trình nấu ăn, chiên, xào,… thay cho dầu, mỡ. Với hàm lượng chất béo cao, shortening sẽ khiến cho các loại bánh thêm mềm mướt hơn rất nhiều.
2. Phân loại bơ theo mùi vị
Nếu xem mùi vị, bơ được chia làm 2 loại: Bơ mặn và bơ nhạt (bơ lạt).
Bơ mặn (salted butter)
Bơ mặn là dòng bơ thành phần có chứa muối, lượng muối quyết định vị mặn và có sự khác nhau tùy từng nhà sản xuất.
Đây không phải là loại bơ lý tưởng để làm các loại bánh vì trong bơ chứa muối (làm thay đổi hương vị bánh). Bơ mặn thường được dùng trong nấu ăn hơn.
Bơ lạt
Bơ nhạt (hay còn được gọi là bơ lạt, bơ phe) là dòng bơ không chứa muối, có hương thơm nhẹ.
Bơ nhạt rất được ưa chuộng trong các công thức làm bánh vì có độ béo cao và không làm ảnh hưởng đến hương vị bánh. Vậy nên đây là nguyên liệu thường được sử dụng để làm các loại bánh như bánh cake, su kem, bánh quy bơ,… hay phết lên bánh mì.
Nói tóm lại, để làm bánh, bạn nên sử dụng bơ động vật và bơ nhạt. Bạn cũng có thể lựa chọn phương pháp làm bánh đơn giản hơn khi sử dụng bánh đông lạnh của hann.vn. Mua ngay tại đây nhé!